Thủy triều Mặt_Trăng

Bài chi tiết: Thủy triều

Thủy triều trên Trái Đất do lực thủy triều của trường hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra và được khuếch đại bởi nhiều hiệu ứng trong các đại dương của Trái Đất. Lực hấp dẫn thủy triều xuất hiện bởi phía Trái Đất hướng về Mặt Trăng (gần nó hơn) bị hút mạnh hơn bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng so với tâm Trái Đất và phía bên kia thì càng thấp hơn nữa. Thủy triều hấp dẫn kéo các đại dương của Trái Đất thành một hình elip với Trái Đất ở trung tâm. Hiệu ứng này tạo nên hai "bướu" nước cao trên Trái Đất; một ở phía gần Mặt Trăng và một ở phía xa. Bởi hai bướu này quay quanh Trái Đất mỗi lần một ngày khi Trái Đất tự quay quanh trục của nó, nước trong đại dương liên tục chạy về hướng hai bướu đang chuyển động. Các hiệu ứng của hai bướu và các dòng hải lưu lớn trên biển đuổi theo chúng được khuếch đại bởi sự tham gia của các hiệu ứng khác; cụ thể là sự kết hợp ma sát của nước tới sự quay của Trái Đất qua các đáy biển, quán tính của chuyển động của nước, các lòng chảo đại dương nông dần lên về phía đất liền, và sự dao động giữa các lòng chảo đại dương khác nhau. Sự khuếch đại hiệu ứng hơi giống kiểu nước đập lên sườn nghiêng của một bồn tắm sau khi có sự nhiễu loạn do thân người gây ra ở phần đáy sâu của bồn.

Sự kết hợp hấp dẫn giữa Mặt Trăng và bướu đại dương gần với Mặt Trăng ảnh hưởng tới quỹ đạo của nó. Trái Đất tự quay trên trục trên cùng hướng, và ở tốc độ nhanh hơn khoảng 27 lần, so với Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vì thế, sự kết hợp ma sát giữa đáy biển và nước đại dương, cũng như quán tính của nước, kéo đỉnh của bướu thủy triều gần Mặt Trăng hơi tiến hơn về phía trước của đường thẳng tưởng tượng nối trung tâm Trái Đất với Mặt Trăng. Từ góc nhìn Mặt Trăng, trung tâm khối lượng của bướu thủy triều gần Mặt Trăng liên tục chạy trước điểm mà nó đang quay. Tương tự như vậy hiệu ứng ngược lại cũng xảy ra với bướu phía xa; nó lùi lại phía sau đường nối tưởng tượng. Tuy nhiên, nó cách xa 12.756 km và có kết hợp hấp dẫn với Mặt Trăng thấp hơn. Vì thế, Mặt Trăng liên tục bị hút hấp dẫn tiến về phía trước trên quỹ đạo của nó với Trái Đất. Sự kết hợp hấp dẫn này làm giảm động năngđộng lượng góc của sự tự quay của Trái Đất (xem thêm, NgàyGiây nhuận). Trái lại, động lượng góc được tăng thêm cho quỹ đạo của Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng bị đưa vào một quỹ đạo xa hơn và dài hơn. Hiệu ứng với bán kính quỹ đạo của Mặt Trăng khá nhỏ, chỉ 0,10 ppb/năm, nhưng dẫn tới sự tăng khoảng cách đo được hàng năm là 3,82 cm trong khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng.[52] Dần dần, hiệu ứng này trở nên dễ nhận thấy hơn, từ khi các nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên đặt chân xuống Mặt Trăng 39 năm về trước, hiện Mặt Trăng đã cách xa chúng ta thêm 1,48 m.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_Trăng http://www.apolloarchive.com/apollo_archive.html http://www.astronomycast.com/2007/01/episode-17-wh... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/391266 http://edition.cnn.com/2004/TECH/space/07/16/moon.... http://books.google.com/?id=0qQ_AAAAcAAJ&dq=%CE%BC... http://books.google.com/?id=PJ0YAAAAIAAJ&dq=Dictio... http://www.google.com/moon/ http://moonpans.com/missions.htm http://ralphaeschliman.com/id26.htm http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=l...